_edited.png)
Trong 30 năm, từ lúc ông bà bô đẻ mình ra, đến lúc mình làm ông bô, điều kiện vật chất ở ta đã tăng khoảng gần 5 lần. Năm 1990, GDP đầu người của Việt Nam là USD 1,634. Đến năm 2020 đạt khoảng USD 7.269. So sánh với 30 năm trước đó, GDP đầu người ở VN từ 1960-1990 chỉ tăng được ¼. Khi so sánh với Tây, để GDP đầu người đi từ $1.6k lên $7.3, nước Pháp cần 327 năm, nước Anh cần 236 năm và Nhật cần 85 năm.
Một trong những kết quả của thay đổi này là càng ngày càng có nhiều ông bô muốn trực tiếp nuôi con hơn. Tuy nhiên, bản thân tôi - Nhắng Nguyễn đã thay bỉm cho con được 4 năm nay và tự nhận thấy thông tin về việc làm ông bô ở ta rất hiếm. Và dưới góc nhìn của một người làm nghiên cứu, và một người mới tái nhập cộng đồng sau 16 năm sống ở Mỹ, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha và Ireland, tôi thấy thấy rất nhiều những quan điểm, những định kiến về việc nuôi con ở ta thực sự thiếu khoa học, bởi vì:
-
bất đồng quan điểm với ông bà vì khoảng cách thế hệ và điều kiện vật chất
-
các nội dung về nuôi dạy con hiện tại đều tập trung vào góc nhìn người mẹ
-
kiến thức và giải pháp tham khảo từ nước ngoài KHÔNG áp dụng cho bối cảnh Việt Nam
Từ ngày chuyển về Sài Gòn, mình nhận ra nhu cầu chém gió, tìm hiểu thông tin về ông bô-ing là rất nhiều. Nhưng kinh nghiệm thì vẫn được chuyền tay theo kiểu kể chuyện chém gió như kiểu Homer đi đọc truyện Iliad. Vậy nên, nhân một dịp gặp được những anh chị em đồng chí hướng, tôi lập nên Podcast Ông Bô Mới, cốt là để có dịp được chém gió cùng với những ông bô khác về việc nuôi dạy con trẻ một cách khoa học và có nghiên cứu.
Lại một chuyến đi chơi, hy vọng cũng đi xa như đi với ông con.
